Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tết Trung Thu

Tết trung thu ngày mấy năm 2024?

Tết Trung Thu hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một trong những lễ hội quan trọng và truyền thống ở nhiều nước châu Á, bao gồm Việt Nam. Vào thời gian này, người dân đã thu hoạch xong vụ mùa của mình và bắt đầu tổ chức những lễ hội, trong đó có lễ hội Trăng Rằm.

Tết Trung Thu hằng năm sẽ diễn ra vào ngày 15/08 (Rằm tháng 8) Âm lịch. Trung Thu 2024 sẽ rơi vào thứ BA ngày 17/09/2024 Dương lịch.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Cho đến bây giờ, vẫn chưa biết chính xác được rằng lịch sử của Tết Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam hay được tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Vì khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc Tết Trung Thu khác nhau. 

Nếu như ở Trung Quốc được nhắc nhiều đến mối tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Thì ở Việt Nam, người dân biết đến Tết Trung Thu qua câu chuyện chị Hằng và chú Cuội.

Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, ở Việt Nam, Tết Trung Thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng vì đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho người dân ấm no.

Ý nghĩa của Tết Trung Thu

Trung Thu trước đây được coi là Tết của người lớn vì đây là dịp để mọi người có thể cùng nhau ăn bánh, uống trà, ngắm trăng. Trăng tròn là biểu tượng của sum họp. Con cháu quay về tụ họp để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà và cha mẹ.

Tuy nhiên, ngày nay Tết Trung Thu dần được xem là ngày Tết của trẻ em. Bố mẹ sẽ bày cỗ cho các con bao gồm kẹo ngọt, bánh trung thu và làm đủ loại lồng đèn trung thu để treo trong nhà. Các bạn nhỏ sẽ cầm những chiếc lồng đèn đó đi rước đèn trung thu vào buổi tối. Nhờ vậy, tình cảm gia đình càng thêm khăng khít hơn.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Trung Thu còn là dịp để mọi người tiên đoán về mùa màng. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ. Nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị, yên bình.

Phong tục ngày Tết Trung Thu

Rước đèn trung thu

Khi gần đến ngày trung thu, sự háo hức để được đi rước đèn trung thu thể hiện rất rõ trên khuôn mặt của trẻ nhỏ. Các em sẽ được ông bà, cha mẹ sắm những chiếc lồng đèn lộng lẫy, đầy màu sắc để cùng bạn bè múa hát, ngắm trăng. Người lớn cũng cảm thấy vui không kém vì có thể cùng gia đình đi phá cỗ, rước đèn và tạo một không khí ấm cúng.

Ngoài việc rước đèn trung thu, trò chơi Trung thu cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội. Trẻ em thường tham gia vào các trò chơi truyền thống như kéo co hoặc cưỡi ngựa gỗ. Trong những khoảnh khắc này, tình bạn và niềm vui được lan tỏa, tạo nên kỷ niệm đáng nhớ cho mọi người.

Múa lân

Con lân được tượng trưng cho điềm lành. Vì vậy, khi đến Trung Thu, ở mọi ngóc ngách cho dù là ở bản làng, ngõ xóm hay thành thị đều vô cùng nhộn nhịp bởi tiếng trống và những điệu lân. Thông thường, múa lân dịp trung thu được tổ chức và đêm ngày 15, 16 tháng 8 theo lịch âm.

Làm bánh trung thu

Bánh trung thu là loại bánh quan trọng, không thể thiếu trong dịp đặc biệt này. Bánh trung thu được coi như biểu tượng của sự đoàn tụ, sum họp. Có rất nhiều loại bánh trung thu từ truyền thống đến hiện đại với những phần nhân bánh khác nhau. Hình dạng vuông tròn hay những hình dáng sinh động, đáng yêu.

Quà tặng nhân dịp trung thu

Tết Trung Thu hay còn được biết đến là Tết Đoàn Viên. Vào dịp này, mọi người thường tặng quà cho nhau nhằm thể hiện tình cảm, trân trọng với người khác. Cha mẹ cũng có thể tặng quà cho con để khích lệ, động viên các bé trong việc học hơn, gắn kết hơn tình cảm gia đình.

HT Jewelry

Thông tin liên hệ

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa dù có ở trong thời nào đi nữa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *